Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân vật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Nelson Mandela

Nelson Mandela, không chỉ là người anh hùng dẫn dắt Nam Phi thoát ách chế độ phân biệt chủng tộc và trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của nước này, mà còn là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do, đoàn kết dân tộc và lòng vị tha. Hôm trước có người bạn hỏi tôi về ông ấy nhưng 2 ngày sau tôi mới biết về sự ra đi của Ông nên tôi muốn dành một bài viết về ông.

Cố tổng thống Nelson Mandela. Ảnh: Camera Press

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Steve Jobs, huyền thoại Apple và những câu nói đáng nhớ

Đã 2 năm kể từ ngày cố CEO Steve Jobs, người được coi là huyền thoại của Apple mất đi trong sự thương tiếc của hàng triệu người yêu công nghệ. Cuộc đời ông không chỉ nổi tiếng với bộ óc của một thiên tài mà còn là cá tính có phần hơi quái dị cùng những câu nói khiến nhiều người phải nhớ mãi.

Về những chiếc máy tính (1/2/1985)

"Máy tính có cách hoạt động rất đơn giản: Bạn chỉ cần đưa cộng hai con số lại với nhau và được một con số lớn hơn. Nhưng ma thuật của máy tính chính là tốc độ tính toán có thể lên đến 1 triệu phép tính trong 1 giây.


Về thiết kế sản phẩm (25/5/1998)

"Rất khó để thiết kế ra những sản phẩm dành cho số đông người dùng vì họ thường không biết mình muốn gì cho đến khi chúng ta giói thiệu sản phẩm đó với họ".

Bí quyết thuyết phục khách hàng

"Anh muốn cả đời đi bán nước ngọt có ga hay thay đổi thế giới cùng với tôi". Steve Jobs đã nói câu này để thuyết phục John Sculley, lúc đó đang là giám đốc Marketing của Pepsi về làm Giám Đốc Điều Hành Apple vào năm 1985. Từ đó đến nay, yếu tố nhân sự luôn luôn được Apple đặt lên hàng đầu và họ thường có được những người giỏi nhất thế giới.


Tính cách

"Tôi là người duy nhất bị mất 250 nghìn USD chỉ trong có một năm".

Thế nào là thiết kế tốt? (25/5/1988)

"Đây là một trong những câu thần chú của tôi: Tập trung và đơn giản. Một thiết kế đơn giản khó hơn nhiều so với thiết kế phức tạp và bạn phải làm việc thật chăm chỉ để có được những thiết kế như thế. Một khi thành công, bạn có thể thay đổi mọi thứ". Steve Jobs luôn đề cao tới yếu tố thiết kế của sản phẩm. Chính vì vậy, có thể thấy rõ các sản phẩm của Táo Khuyết tuy đơn giản nhưng đều là những kiệt tác.


Triết lý sống (25/5/1993)

"Là tỷ phú khi chết chẳng có nghĩa lý gì với tôi bằng việc mỗi đêm đi ngủ thấy được rằng mình đã làm được một điều gì đó tuyệt vời".



Vai trò tại Apple (25/5/1998)

"Apple không phải là sàn diễn của riêng tôi. Ở đây còn có rất nhiều con người tài năng khác, thậm chí là những người bị cả thế giới nói rằng là một kẻ thua cuộc. Nhưng họ sẽ thay đổi khi đến với Apple dưới sự quản lý của một đội ngũ nhân sự cao cấp".



Tự hào về sản phẩm của mình (1/2/1985)

"Nếu các nhà sản xuất không tự hào về sản phẩm của họ thì họ sẽ không làm ra chúng".



Ngày chia tay Apple (1/2/1985)

Tôi sẽ luôn gắn bó với Apple. Dù một vài năm không ở đây nhưng tôi sẽ quay trở lại".

Niềm tin vào tương lai (6/2005)


"Bạn không thể kết nối những điểm bằng việc nhìn vào tương lai, bạn chỉ có thể làm điều đó khi nhìn vào quá khứ. Do đó bạn cần phải tin rằng chúng sẽ kết nối với tương lai của mình. Bạn cần có niềm tin vào bất kì thứ gì từ số phận, cuộc sống, định mệnh... niềm tin chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và nó đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi".

Về phong cách làm việc (6/2005)



"Công việc là phần rất lớn trong cuộc đời bạn. Cách duy nhất để thoải mái là hãy làm những gì mình yêu thích. Nếu chưa tìm thấy một việc làm phù hợp, hãy tiếp tục tìm kiếm đến khi trái tim bạn mách bảo điều đó. Theo lẽ thường thì càng về sau mọi thứ sẽ tốt lên".



Về cái chết (6/2005)



"Không ai muốn chết cả, kể cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để có thể tới được đó. Cái chết là điểm đến cuối cùng mà chúng ta gặp phải, không ai có thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, cái chết là điều phải đến, nó là phát minh tuyệt vời nhất sau sự sống. Cái chết hoàn thành những điều mà sự sống còn bỏ dở, nó dọn dẹp những thứ cũ để mở đường cho nhiều thứ mới hơn. Những thứ mới hơn này chính là các bạn, tất nhiên trong tương lai chúng ta sẽ đều già đi và dần bị loại bỏ. Xin lỗi nếu như điều này quá bất ngờ, nhưng nó là sự thật".



Đừng ngồi một chỗ (5/2006)



Nếu bạn làm gì đó tuyệt vời thì hãy tạo ra thêm một điều tuyệt vời khác thay vì ngồi đó và nghĩ về thành tích vừa đạt được quá lâu. Hãy nghĩ xem mình nên làm điều gì tiếp theo."

Theo Genk.vn

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Chuyện của Michael Faraday

Michael Faraday (1791-1867) là một nhà khoa học lỗi lạc người Anh . Thuở nhỏ , Faraday là một học sinh ngoan ngoản và chăm chỉ , Faraday phải nghỉ học rất sớm vì nhà nghèo để đi học việc ở một tiệm đóng sách . Tuy không còn được đi đến trường để nghe thầy giảng dạy và hằng ngày phải vật lộn với công việc cuả chủ giao cho , Faraday vẩn quyết chí tự học , học trong sách và ỏ các lớp giảng chuyên đề vào buổi tối . Ngày qua ngày , Faraday kiên nhẩn học tập , tích lũy kiến thức , quyết tâm theo đuổi việc nghiên cứu khoa học .
Hội Hoàng Gia Khoa Học Luân Đôn " là một trong các tổ chức khoa học lớn nhất cuả thế giới được thành lập vào năm 1660 . " Hội Hoàng Gia Khoa Học Luân Đôn " . Năm 1813 , lòng kiên nhẩn và kiến thức khoa học cuả Faraday đã thuyết phục được các hội viên nhận ông vào làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của hội , và năm 1824 ông được bầu làm hội viên chính thức .
Từ nay người thợ nghèo ba mươi tuổi được chính thức công nhận là một nhà bác học , một kết quả rất xứng đáng với quảng đời thanh xuân lao tâm học tập và rèn luyện vất vả .

Louis Pasteur



Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole (Pháp) . Khám phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm bệnh, mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại . Tóm tắt những đóng góp to lớn của Pasteur cho vi sinh và y học: Thứ nhất, ông đấu tranh đòi thay đổi thực hành trong bệnh viện để giảm thiểu lây lan bệnh do vi khuẩn. Thứ hai, ông phát hiện ra rằng có thể dùng dạng vi khuẩn đã làm yếu để chủng ngừa chống lại dạng vi khuẩn độc. Thứ ba, Pasteur thấy rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân rất nhỏ không nhìn thấy dưới kính hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới các virus. Kết quả là ông đã triển khai được kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị người bị chó dại cắn. Và thứ tư, Pasteur đã phát triển phương pháp "tiệt trùng kiểu Pasteur", một quy trình dùng sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong các loại thực phẩm dễ thiu thối mà không làm hỏng thực phẩm.

Nghiên cứu sự lên men và sự tự sinh
Theo yêu cầu của một nhà sản xuất rượu tên là Bigo ở miền bắc nước Pháp, Pasteur bắt đầu nghiên cứu xem tại sao rượu lại bị nhiễm những chất ngoài ý muốn trong quá trình lên men. Ông đã sớm chứng minh được rằng mỗi giai đoạn của quá trình lên men đều liên quan với sự tồn tại của một loại vi sinh vật đặc thù hay con men - một sinh vật mà người ta có thể nghiên cứu bằng cách nuôi cấy trong một môi trường vô trùng thích hợp. Nhận định sáng suốt này là cơ sở của ngành vi sinh .
Pasteur đã giáng một đòn quyết định vào thuyết tự sinh, học thuyết đã từng tồn tại trong 20 thế kỷ cho rằng cuộc sống có thể tự này sinh từ những chất liệu hữu cơ. Ông cũng phát triển lý thuyết mầm bệnh. Cùng thời gian này, ông khám phá ra sự tồn tại của sự sống trong điều kiện không có oxy: "Lên men là hậu quả của sự sống không có không khí". Khám phá về sự sống yếm khí đã mở ra con đường nghiên cứu những mầm bệnh gây nhiễm trùng huyết và bệnh hoại thư, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nhờ Pasteur, người ta có thể phát minh ra những kỹ thuật tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát ô nhiễm.

Kỹ thuật "tiệt trùng kiểu Pasteur"
Hoàng đế Napoleon III đã đề nghị Pasteur nghiên cứu những bệnh ảnh hưởng đến rượu đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu. Nǎm 1864, Pasteur tới khu vườn nho ở Arbois để nghiên cứu vấn đề này. Ông đã chứng minh rằng bệnh của rượu là do vi sinh vật gây ra, những vi sinh vật này có thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng rượu đến nhiệt độ 55oC trong vài phút. áp dụng cho bia và sữa, cách xử lý này, được đặt tên là "tiệt trùng kiểu Pasteur" đã nhanh chóng thông dụng trên khắp thế giới.

Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng ở người và động vật .
Nǎm 1865, Pasteur bắt đầu nghiên cứu những bệnh của tằm đang làm lụn bại ngành tằm tơ ở Pháp. Ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cách lan truyền những tác nhân này - theo qui luật lây và di truyền - và cách ngǎn ngừa bệnh. Bổ sung thêm nghiên cứu về sự lên men, giờ đây ông có thể khẳng định mỗi bệnh là do một vi khuẩn đặc trưng gây ra và những vi khuẩn này là những yếu tố ngoại lai.
Với hiểu biết này, Pasteur có thể đặt ra những qui tắc cơ bản của tiệt trùng. Ngǎn ngừa được lây nhiễm, phương pháp tiệt trùng của ông đã cách mạng hóa ngành ngoại khoa và sản khoa . Từ nǎm 1877-1887, Pasteur vận dụng cơ sở vi sinh học vào cuộc chiến chống các bệnh nhiễm trùng. Ông tiếp tục tìm ra ba vi khuẩn gây bệnh cho người: tụ cầu, liên cầu và phế cầu.

Điều trị và phòng ngừa bệnh dại
Louis Pasteur đã tìm ra phương pháp làm yếu các vi sinh vật độc là cơ sở cho chủng ngừa. Ông đã phát triển các vaccin chống bệnh tả ở gà, bệnh than và bệnh lợn đóng dấu. Sau khi nắm vững phương pháp chủng ngừa, ông đã áp dụng khái niệm này vào bệnh dại. Ngày 6/7/1885, lần đầu tiên Pasteur đã thử phương pháp điều trị bệnh dại của mình cho người: bé Joseph Meister đã được cứu sống . Sự thành công đã gây tiếng vang lớn , mọi người thán phục và tin tưởng Ông . Từ khắp nơi , những người bị chó dại cắn đều được đưa tới nhờ Ông chữa trị , Ông tận tình săn sóc và chữa trị cho tất cả bệnh nhân .
Tuy nhiên một việc đau lòng cũng đã xảy ra . Một hôm ông rất khó nghĩ về trường hợp bệnh tình của một em bé , em đã bị chó dại cắn hơn ba mươi ngày . Đã trễ rồi , chích thuốc sẽ không còn hiệu quả , em bé sẽ chết và tác động đến các bệnh nhân khác , họ sẽ nghi ngờ và không tin tưởng vào sự chữa trị nữa . Ông từ chối không muốn chữa trị cho em bé , nhưng cha mẹ của em năn nỉ mãi , Ông động lòng và nhận chữa trị cho em . Trong gần một tháng điều trị , lúc thuyên giảm lúc trở nặng . Sau cùng em không qua khỏi và ông đã òa khóc khi em mất .
Nhiều kẻ ghen ghét Ông , đã vin vào cái chết của em bé để chỉ trích phương pháp chữa bệnh chó dại cắn của Ông , thậm chí còn có người buộc tội Ông làm gây bệnh chó dại cho người . Mười lăm năm sau , cha của em bé đã viết : "... Tôi chưa từng thấy một danh nhân nào chỉ vì lòng nhân đạo mà chịu hy sinh hàng chục năm nghiên cứu , danh vọng của mình để rước lấy một sự thất bại đau đớn đã biết trước ..." .

Thành lập Viện Pasteur
Ngày 1/3/1886, Pasteur trình bày kết quả phương pháp điều trị bệnh dại của ông trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và kêu gọi thành lập một trung tâm vaccin dại. Đông đảo dân chúng và cộng đồng quốc tế đã vận động tài trợ cho việc xây dựng Viện Pasteur, một viện nghiên cứu tư đầu tiên được Tổng thống pháp Jules Gresvy công nhận nǎm 1887 và được người kế nhiệm ông là Sadi Carnot khánh thành nǎm 1888. Theo mong ước của Pasteur, Viện được xây dựng thành một cơ sở điều trị bệnh dại, một trung tâm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng và một trung tâm giảng dạy. Nhà khoa học 66 tuổi đã dành trọn 7 nǎm cuối cùng của cuộc đời cho Viện nghiên cứu vẫn mang tên ông. Trong thời gian này, Pasteur cũng được hưởng niềm vui của danh tiếng và được tôn vinh khắp thế giới bằng những huân huy chương có uy tín.
Sự nghiệp của ông được tiếp tục và được mở rộng trên kháp thế giới nhờ lớp lớp học trò. Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Nǎm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.
Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.
DBS M05479
Quang Cao