Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

15 điều bạn cần làm để sống một cuộc sống không hối hận

1. Tìm mục đích chính của đời bạn
Tìm mục đích chính của đời có vẻ như là một yêu cầu xa vời nhưng nó đã ở trong bạn. Hãy tin rằng mình đang đi đúng hướng và nghĩ về những gì khiến bạn hạnh phúc nhất – những thứ làm rung động trái tim bạn và làm bạn “cảm nhận”. Như Thoureau đã từng nói: “Hãy đi tự tin theo sự chỉ đường của những giấc mơ”.

2. Ngừng đóng vai nạn nhân
Đây là một sự thật nghiệt ngã: Đời vốn không công bằng. Nó sẽ đánh bại bạn vào lúc bạn không ngờ đến nhất và bỏ mặc bạn nằm ở đống bùn. Bạn có thể chọn làm nạn nhân của hoàn cảnh hoặc có thể đứng dậy và tiếp tục đi. Chỉ đơn giản vậy thôi.

3. Đừng viện cớ
Đoán xem điều gì mà những người chuyên đóng vai nạn nhân làm nhiều nhất: Kiếm cớ. Đừng giống họ. Hãy nhận lấy trách nhiệm cho hành động của bạn. Hãy dừng ngay việc tự cản trở mình.

4. Đừng phí thời gian
Thời gian là của cải có giá trị nhất của tất cả chúng ta. Đừng lãng phí nó. Một trong những nỗi ân hận lớn nhất của mọi người là cách họ phân phối thời gian. Nếu bạn muốn sống cuộc đời không hối hận, hãy hỏi chính mình câu hỏi đơn giản: “Đây có phải là cách sử dụng thời gian tốt nhất không?”

5. Ra khỏi vùng an toàn
Để sống không hối tiếc, bạn cần dũng cảm và mạo hiểm. Không một ai có thể đạt được những điều tuyệt vời bằng cách ngồi không và sống trong vùng an toàn.

6. Bỏ những người bạn không cần thiết
Đây là một điều khó khăn nhưng không thể phủ nhận rằng có một số người đang cản trở bạn. Hãy chọn dành phần lớn thời gian của bạn cho những người tích cực. Những người bi quan chỉ kéo bạn xuống mà thôi.

7. Hãy hình dung
Những gì bạn nghĩ sẽ biến thành thực tế. Những tưởng tượng sáng tạo là một trong những thủ thuật hiệu quả cho việc giải phóng năng lượng tâm trí. Bạn đang nắm giữ một món quà tuyệt diệu – khả năng sáng tạo bằng bộ não. Hãy tận dụng nó.

8. Dành thời gian cho gia đình và bạn bè
Các mối quan hệ là một trong những chìa khóa tiến đến hạnh phúc. Trong cuốn sách “The Top Five Regrets of the Dying: A Life Transformed’ của Dearly Departing”, một trong những nỗi ân hận lớn nhất của mọi người là không liên lạc thường xuyên với bạn bè. Để sống một cuộc sống không hối tiếc, hãy dành thời gian nhiều hơn cho những người bạn yêu quý.

9. Sống cho hiện tại
Hôm qua là lịch sử, ngày mai là điều bí ẩn và hôm nay là một món quà. Không ngẫu nhiên mà biện pháp chơi chữ, trong tiếng Anh, từ ‘present’ có nghĩa là hiện tại và cũng có nghĩa là món quà.

10. Hãy đặt câu hỏi
Giả định là một trong những điều nguy hiểm nhất trên thế giới. Đừng giả định. Hãy đặt câu hỏi.

11. Làm những gì bạn thích
Tôi nói chuyện rất nhiều với những người bị ‘kẹt’ trong công việc họ ghét. Nếu đó là bạn, hãy thay đổi. Hãy bắt đầu một công việc mà bạn đam mê.

12. Quan tâm đến bản thân mình

Sức khỏe của bạn là một món quà. Hãy quan tâm bản thân bạn và bắt đầu ăn uống đồ ăn có lợi thay vì những thứ linh tinh. Và hãy đứng dậy và di chuyển. Ngồi nhiều quá sẽ giết bạn, theo đúng nghĩa đen.

13. Không bao giờ ngừng học hỏi

Một trong những bí mật để sống cuộc sống không hối hận là học hỏi nhiều nhất có thể về mọi chủ đề. Bạn sẽ tìm thấy sự thông thái ở những nơi khó tin nhất nếu bạn sẵn sàng tìm kiếm.

14. Giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác để họ đạt được mơ ước là cách để bạn đi đến gần mơ ước của mình. Thế giới không xoay quanh bạn hay tôi. Hãy làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn và vũ trụ sẽ ban thưởng cho bạn.

15. Hãy tin rằng con đường bạn đang đi là đúng đắn

Ở phần cuối cuốn sách The Count of Monte Cristo,bá tước Edmun Dantess nói một trong những lời thoại đáng nhớ nhất lịch sử: “Tất cả trí thông minh của loài người được chứa trong hai từ: chờ đợi và hy vọng”. Nếu bạn nghĩ và hy vọng bạn được sinh ra cho điều gì đó lớn lao hơn, thì có lẽ bạn chính là như vậy.

Lời nhắn gửi

Bạn yêu quý, cuộc đời của mỗi chúng ta là hữu hạn, chúng ta nắm trong tay chìa khóa quyết định mình sẽ sống ra sao. Có biết bao nhiêu người xung quanh ta luôn phàn nàn, chán nản, mệt mỏi vì họ đã không nghe theo lời trái tim mà mải miết đuổi theo tiền tài, địa vị, vật chất. Có bao người sống đau khổ, dằn vặt vì không gác lại được quá khứ, luôn lo lắng về tương lai. 15 gợi ý trên là một phần nhỏ để bạn đạt được sự hạnh phúc và thanh thản.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Kinh nghiệm của người xưa

Theo kinh nghiệm của người xưa : Sông sâu núi cao thì hiểm nhưng còn dò được , lòng người còn hiểm hơn nhưng không thể nào đo được . Lòng người nham hiểm khó biết hơn là biết trời . Trời thì hàng năm có xuân , hạ , thu , đông ; ban ngày thì sáng , ban đêm thì tối … ; ta thấy được mà biết . Còn con người ta thì tâm tính bên trong và diện mạo bên ngoài rất khó lường ; có kẻ bên ngoài tỏ ra khiêm tốn mà trong lòng thì thật kiêu căng ; có kẻ thật tài giỏi mà tỏ ra ngu độn ; có kẻ bên ngoài tỏ ra vũng vàng , thư thả mà bên trong lại rối rít , nóng nẩy ...

Cho nên muốn biết lòng người thì nên : Cho ở xa để xem lòng trung , cho ở gần để xem lòng kính , cho làm nhiều việc để xem cái tài , hỏi lúc vội vàng để xem cái trí , hẹn cho ngặt ngày để xem có tín , giao cho tiền bạc để xem có liêm , báo cho việc nguy biến để xem có tiết , cho ăn uống say sưa để xem cử chỉ , … Xem người đại khái như vậy mới mong biết được người

Giáo lý Khổng tử

Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ. Đạo đức của ông có thể được coi là một trong những kiểu đạo đức cao nhất . Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, nhẹ nhàng , … . . Ví dụ là những câu chuyện trong sách Luận Ngữ :
“Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử hỏi , "Có ai bị thương không?" . Ông không hề nhắc đến ngựa" . Câu chuyện không dài, nhưng ý nghĩa rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ . Khi không hỏi tới ngựa , Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình là con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận , những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa Nhân Đạo . Một bài giảng nổi tiếng khác :
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?" . Khổng Tử đáp : "Có lẽ là chữ Thứ chăng ? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là "Thứ")

Giáo sư Rutherford

Một hôm , giáo sư Rutherford (Anh) đi qua phòng thí nghiệm , đêm đã khuya nhưng đèn bên trong vẫn còn sáng , giáo sư bước vào trong và thấy một sinh viên đang loay hoay bên bàn thí nghiệm , giáo sư hỏi :
• Anh làm gì khuya thế ?
• Thưa giáo sư tôi làm việc .
• Thế buổi sáng anh làm gì ?
• Tôi làm việc !
• Còn buổi chiều ?
• Tôi cũng làm việc !
• Đên buổi tối , anh vẫn làm việc sao ?
• Vâng , thưa giáo sư !
Anh sinh viên hớn hở , tưởng giáo sư sẽ khen mình . Nhưng vị giáo sư lạnh lùng hỏi :
• Thế anh suy nghĩ vào lúc nào ?

Chuyện về Voltaire

“Cưới vợ” là một đoạn ngắn trong tác phẩm “L’Ingénu” của Voltaire . Voltaire (1694-1778) , tên thật là Françoie Arouet , là một triết gia nổi tiếng ở phương tây , ngay khi còn sống đã được dân chúng châu Âu tặng danh hiệu “Vua Voltaire” , rồi sau khi chết lại được phương tây đặt tên cho thế kỷ XVIII là “thế kỷ Voltaire” .
 Chuyện kể rằng :
Một người dân Huron , một bộ lạc bán khai , tình cờ đi du lịch đến nước Pháp . Y găp một cô gái rất xinh và yêu cô ta , cô ta cũng rất yêu anh chàng chân thật đến mức khờ dại này . Tuy thương một cô gái hết lòng nhưng anh ta không chịu làm đám cưới với cô ta vì trong buổi lễ rửa tội cô ta làm mẹ đỡ đầu cho y . Cuối cùng y cũng cưới được cô gái . Anh ta lại vô cùng ngạc nhiên thấy rằng , đám cưới là chuyện riêng của hai người , thương nhau rồi lấy nhau , quá đơn giản , thế mà lại có quá nhiều thủ tục nhiêu khê : quan khách , giới chức , chưởng khế , linh mục , nhân chứng , giấy tờ , thánh lễ , … Người Huron than thở : “Xã hội các người có lẽ chỉ gồm toàn bọn lưu manh lừa gạt nên mới cần đến nhiều sự bảo đảm như vậy” .

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Băn khoăn của nhà có con gái lớn

Con gái mới lớn xinh hẳn ra nhưng chị Nhung lại thấy lo lắng vì cô bé khác quá: tính khí thất thường, hay xa lánh gia đình, chỉ thích buôn chuyện với bạn... Chị chẳng hiểu và không biết làm sao để gần gũi với con.

Có một sự khác biệt tâm lý rất lớn giữa một đứa trẻ và một thiếu nữ. Sự khác biệt này đôi khi làm cho bố mẹ bị "sốc" và cảm thấy bất lực vì không hiểu và thấy con xa dần vòng tay mình.

Không tâm sự

Điều làm cha mẹ lo lắng nhất là con gái tới tuổi teen (khoảng 12-13 tuổi trở đi) không còn tâm sự với họ nữa. Người mẹ nhìn vào mắt con mà không biết chúng nghĩ gì. Trước đó, cô con gái suốt ngày ríu rít bên mẹ, hỏi đủ thứ chuyện. Do đó, nhiều người mẹ cảm thấy bực bội, thấy con gái như người xa lạ.

Họ buồn bã, âu lo và phản ứng mạnh trước sự thờ ơ của con: Từ năn nỉ, dọa nạt cho đến quản lý việc sinh hoạt vui chơi của con (như can thiệp vào việc chọn kênh truyền hình, cấm con đi chơi tối, bắt con chọn nghe loại nhạc khác...). Khi tất cả những biện pháp ấy đều vô ích cha mẹ trở nên căng thẳng và đôi khi... thả nổi con cái luôn. Họ không biết đó là đặc tính chung của tất cả những đứa trẻ đang rời bỏ vai trò của một "cô bé con" để bước vào tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân sự im lặng đột ngột của trẻ thật ra rất đơn giản. Hầu hết các cô bé tuổi teen đều có rất nhiều câu hỏi và ý kiến muốn nói với cha mẹ, nhưng chúng lại đoán trước họ sẽ không đồng ý nên không nói nữa. Chẳng hạn, khi muốn trò chuyện với mẹ về giới tính, bạn bè hay thời trang và những băn khoăn về tương lai, nghề nghiệp... trẻ ngại ngần không biết mẹ có mắng át đi không, liệu mẹ có đủ tâm lý và hiện đại để giải thích cho mình hiểu không hay sẽ nói: "Con còn nhỏ biết gì" hoặc "ngày xưa, hồi bằng tuổi con...".

Tốt nhất, bạn nên để cho con có những khu vực riêng tư, đừng dồn ép chúng phải bộc lộ tâm tư và luôn thể hiện cho trẻ biết bất cứ lúc nào bố mẹ cũng sẵn sàng trò chuyện với chúng về tất cả mọi việc.

Không gắn bó

Khi trở thành một thiếu nữ, trẻ tự nhiên thích tách rời khỏi sinh hoạt chung của gia đình. Đi chợ, đi chùa... với mẹ một cách miễn cưỡng, chỉ trừ khi cô bé thích đi mua sắm gì đó thì mới chịu "bám lấy mẹ" mà thôi. Trẻ cần nhiều thời gian riêng tư để nói chuyện với bạn qua điện thoại, ngồi một mình suy tư hay viết nhật ký, blog hoặc tham gia vào những sinh hoạt riêng của nhóm...

Những "khoảng riêng" này khi gộp lại, nhất là trong mắt người mẹ sẽ thành một khối lượng thời gian lớn xa cách gia đình. Cha mẹ khó chấp nhận sự thay đổi này đồng thời lo lắng sẽ không quản lý nổi con nữa. Từ đó, người mẹ thường tìm đủ mọi cách để bắt buộc con phải tham gia vào các hoạt động chung của gia đình.

Nếu cứ bị bắt buộc phải đi đâu cùng cha mẹ thì trẻ dần dần sẽ kiếm thêm nhiều lý do hơn để được ở nhà một mình. Chúng sẽ hình thành tâm lý chống đối, xa lánh bố mẹ hơn.

Nếu là người mẹ khôn ngoan thì khi con không chịu đi chung với mọi người, bạn cứ để chúng ở nhà, giao một việc gì đó cho làm. Khi về, bạn nên kể lại những điều vui vẻ trong chuyến đi và khôn khéo hỏi chúng những gì xảy ra ở nhà. Bạn cũng đừng giận giữ, chỉ tỏ vẻ buồn vì thiếu vắng nhớ nhung chúng mà thôi. Điều này có thể khiến con gái cho rằng nó có vai trò quan trọng trong gia đình và lần sau sẽ tự động đề nghị đi cùng cả nhà.

Thay đổi tính nết

Vui rồi buồn, vừa ca hát xong lại ngồi lầm lì, mới tỏ vẻ yêu thương bố mẹ lại giở giọng cãi lại... Những thay đổi "sớm nắng chiều mưa" này cũng chỉ là biến chứng của tuổi teen mà thôi. Cha mẹ đừng quan tâm quá đáng rồi làm to chuyện.

Chỉ khi nào trẻ có triệu chứng mắc bệnh trầm cảm, quá thu mình hay có những biểu hiện tâm lý bất thường lặp đi lặp lại, bạn mới nên tìm cách can thiệp khéo léo, chẳng hạn con gái ủ rũ bỏ ăn, thường xuyên đóng cửa tự nhốt mình trong phòng... Người mẹ cần thường xuyên trò chuyện và chia sẻ với con, nghe chúng ca thán về trường học, các cô bạn thân... Nếu bạn nghe thấy con thốt lên những câu nặng nề như "con chỉ muốn chết đi cho rồi" hay "con chán chẳng thiết sống nữa" thì phải tìm hiểu nguyên nhân ngay.
Trường hợp cha mẹ không trực tiếp tâm sự được với con thì nên tìm những người cô bé quý mến, như anh chị em họ hay cô dì chú bác nào đó rồi nhờ họ trò chuyện với em một cách tế nhị.


(Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Con trai lệch lạc vì mẹ quá chiều

Đang tận hưởng những giây phút bồng bềnh cùng chồng, chị Xuân chết lặng khi thấy cậu con trai tuổi teen đẩy cửa phòng ngủ bố mẹ, mắt trân trân nhìn vào. Gặp ánh nhìn của mẹ, cậu bé vùng chạy về phòng, nhốt mình lại.

Khi tìm đến phòng tham vấn tâm lý, đôi mắt chị Hải Xuân (Hà Nội) vẫn sưng mọng. Chị thấy đau khổ vô cùng vì không biết làm gì với cậu con trai của mình.

Theo lời chị kể, anh chị chỉ sinh được đứa con. Vì anh làm về ngành xây dựng nên thường xuyên công tác xa nhà. Chị dồn hết mọi sự chăm sóc và tình cảm cho cậu con trai. Cậu bé cũng rất thương và quấn quít với mẹ.

Chị rất tự hào vì trong khi các phụ huynh khác tá hỏa bởi con cái bước vào tuổi dậy thì là bắt đầu "trở chứng" hay cãi lại mẹ và dần trở nên khép mình, không còn tình cảm với gia đình như trước nữa, mà con trai chị vẫn ngoan và gần gũi mẹ. Có chuyện gì ở lớp, ở trường, cậu bé cũng kể với chị. Những ngày bố vắng nhà, cậu vẫn ôm mẹ ngủ, rủ rỉ với chị đủ thứ chuyện trên đời.

Nhưng mỗi khi chồng về, chị Xuân cảm thấy cậu con trai có vẻ không được vui. Có lần, khi chị ngủ với chồng, nó còn tỏ ra giận dỗi. Rồi gần đây nhất, khi anh được nghỉ vài ngày, lúc vợ chồng đang ân ái thì cả hai gần như chết đứng khi thấy cậu con trai chôn chân trước cửa phòng, mắt trân chối nhìn cảnh yêu đương của bố mẹ.

Sau lần này, cậu bé tự nhốt mình trong phòng, không nói năng gì cả, đôi mắt trở nên thất thần. Âu yếm, khóc lóc, van xin con nói mà không được, chị Xuân đành phải tìm tới nhờ nhà tâm lý giúp mình.

Theo nhà tham vấn tâm lý Hoàng Nhân, Trưởng Văn phòng tham vấn tâm lý và thám tử Hoàng Nhân (phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội) sự yêu chiều, bao bọc quá mức, những cử chỉ âu yếm, gần gũi của mẹ dành cho con trai nhiều khi lại thành gây hại. Ông cho biết, đa số các trường hợp này đều rơi vào những gia đình có một con trai hoặc người con trai đó dễ thương, xinh xắn nhất trong số anh chị em của mình. Người mẹ chăm bẵm, cưng chiều con quá mức và luôn có những lời nói, cử chỉ thể hiện tình cảm như ôm, hôn... và duy trì điều này ngay cả khi con đã trưởng thành.

Điều này có thể sẽ biến con trai họ trở thành những người đàn ông yếu đuối, luôn có nhu cầu được chở che, âu yếm từ người khác phái. Nó cũng gây sự dựa dẫm và có thể lệch lạc về tâm lý. Một số người còn tỏ thái độ ghen tỵ với các chị em gái trong nhà, thậm chí ghen với cả bố mình.

Không chỉ ảnh hưởng tới con trai, mà trong những trường hợp này, ngay cả người mẹ cũng sẽ gia tăng tính ích kỷ và chiếm hữu với con. Những người này sau đó thường rất khó chấp nhận và hòa hợp với con dâu khi con trai lập gia đình.

Ngoài ra, nhiều khi, sự thể hiện tình cảm và nhu cầu được âu yếm vuốt ve của người mẹ đôi khi lại tạo điều kiện thuận lợi cho những đứa con trục lợi.

Chị Hữu, 37 tuổi (Từ Liêm, Hà Nội) rất cưng chiều cậu quý tử của mình. Hải, con trai chị từ nhỏ đã thông minh nhưng khá nghịch ngợm. Lúc nhỏ, chị thường ôm ấp con rồi xuýt xoa, khoe khắp nơi. Con lớn, chị cũng vẫn giữ thói quen vậy.

Thế nhưng, từ năm cuồi cấp 2, cậu con trai chị bắt đầu khó chịu với những cử chỉ âu yếm của mẹ. Cậu bé thường gắt lên và chạy ra chỗ khác khi chị định ôm hay thơm lên má con như hồi còn bé. Và tất nhiên, nó nhất định không chịu ngủ cùng chị mỗi khi bố vắng nhà như ngày trước. Chị nghĩ con sợ bạn biết sẽ xấu hổ nên chỉ cười trừ.

Rồi cậu con trai ngày càng hay bỏ học, lấy tiền đóng học phí đi ăn chơi. Chị mắng con nhưng chẳng thấy tác dụng gì. Và cậu bé nhận ra một chiêu rất hay: Mỗi lần muốn xin mẹ tiền hay làm mẹ bớt giận, không mắng mỏ, chỉ cần lại gần nịnh nọt vài câu rồi ôm mẹ, xoa tay, vuốt tóc mấy cái là xong. Cứ thế, chiêu này được tận dụng triệt để. Họ hàng và người quen đều nhận ra điều này và khuyên chị Hữu nên xem lại vì chính sự nuông chiều của chị đang làm hư con nhưng chị không hề nghĩ vậy.

Theo nhà tham vấn tâm lý, các bà mẹ thường ngộ nhận những cử chỉ âu yếm với con trai là những cách thể hiện tình cảm hết sức bình thường, tự nhiên. Và bởi vì nó rất ngọt ngào nên không ai muốn thay đổi cả. Thực tế, chuyện trong gia đình con trai thường hợp với mẹ hơn hay con gái yêu bố hơn là điều hết sức bình thường. Và không phải cứ cậu con trai nào tình cảm với mẹ cũng là yếu đuối và có "vấn đề" về tâm lý, nhưng rõ ràng các bà mẹ cũng cần thận trọng trong cách thể hiện tình cảm với con.
Ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ nên tập cho con tính tự lập và bộc lộ tình cảm với con một cách đúng mực. Khi con lớn hơn, nhất là bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, người mẹ càng cần chú ý đến điều này, nên hướng con có những quan hệ khác giới lành mạnh, giúp con tự tin, thể hiện những tính cách của người đàn ông thực sự.

4 cách giúp bé ham vận động

Đâu tiên, dọn dẹp nhà cửa là việc bé có thể tham gia hàng ngày. Những công việc hàng ngày thế này sẽ giúp bé năng động và khỏe mạnh hơn.Bạn nên hỏi ý kiến bé về cách bài trí đồ đạc trong phòng riêng. Nếu bé thích cất truyện tranh trong ngăn kéo, treo váy đỏ lên những chiếc móc màu hồng… bạn cứ để bé được tự do. Nếu bé thích chuyển chiếc ghế từ phòng riêng ra phòng khách mỗi lần xem tivi, bạn nên khuyến khích bé.




2. Cùng bé đi mua sắm

Bé thích hoạt động vừa thông minh, nhanh nhẹn lại khỏe mạnh, vui tươi.

Với những bé thừa cân, bạn càng nên khuyến khích bé chạy nhảy, vui chơi.Với nhóm bé ít phải đi bộ thì việc mua sắm nhanh chóng trở thành cực hình. Bé sẽ nhanh than mệt mỏi và không muốn tiếp tục cuộc hành trình cùng bạn nữa.

Cách tốt nhất là cuối tuần, bạn gợi ý để bé cùng dạo chơi trong siêu thị. Hạn chế cho bé ngồi trên xe đẩy hàng trong siêu thị. Điều này sẽ khiến bé lười và ngại vận động hơn. Với những bé hay mệt, bạn nên giới hạn thời gian đi bộ cho bé.

3. Thách thức bé tham gia những cuộc chơi

Nếu bạn muốn tạo một trò chơi vận động hấp dẫn cùng bé, bạn nên học cách thách thức bé. Câu nói: “Hai mẹ con mình cùng chạy nhé” không đủ sức hấp dẫn bằng lời động viên: “Mẹ và con cùng thi chạy. Ai thắng sẽ được giải thưởng”.

4. Vui chơi vào buổi chiều

Những cuộc đi bộ dài hơn trước giờ cơm tối cũng giúp bé khỏe mạnh. Vừa đi, bạn vừa cùng bé học đếm số; chẳng hạn, hai mẹ con đếm được bao nhiêu gốc cây, cột đèn đường, con mèo, thùng rác…

Hãy bắt đầu bằng những câu chuyện thú vị để lôi kéo bé, bé sẽ vui vẻ đi bộ cùng bạn trong vòng 1km hoặc dài hơn một chút. Cách này vừa giúp mẹ con thân mật và khỏe mạnh cùng nhau.


Theo Women

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Hoang mang sĩ tử “sống thử”

Đã có không ít sĩ tử dù mới chân ướt chân ráo lên thành phố ôn thi đã sớm lơ là nhiệm vụ chính mà lao vào yêu đương và tranh thủ “sống thử” với người yêu một cách vội vàng, gấp gáp, thiếu hiểu biết.





Những cặp “vợ chồng lớp 13”...

Theo chân Liên - sinh viên năm thứ 3, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội chúng tôi tìm đến khu trọ của cô để được “tận mục sở thị” cuộc sống thử của những cặp “vợ chồng” sĩ tử lớp 13 tại đây.

Theo như lời của Liên, các sĩ tử lớp 13 dù chưa là sinh viên nhưng cũng sành sỏi chẳng khác gì các “ét vê”. Họ yêu đương tay đôi, tay ba rồi cũng tranh thủ dọn về sống thử với nhau như những cặp vợ chồng thực thụ. “Ối! chúng nó (sĩ tử lớp 13 - PV) bây giờ liều lĩnh và táo bạo lắm. Một số em được cha mẹ cho lên đây ôn luyện nhưng sớm nhiễm các thói ăn chơi, cũng lao vào đề đóm, điện tử, yêu đương rồi sống thử như ai vậy. Với các em ý học chỉ là chuyện thường, yêu mới là chính...”, Liên cho biết.

Cả dãy trọ nơi Liên đang sống có tất cả 10 phòng nhưng từng có tới 3 phòng là của 3 cặp “vợ chồng” sĩ tử sống thử với nhau. Cách đây đúng 3 tuần, một cặp “vợ chồng” cùng quê Thanh Hóa vừa phải khăn gói về quê vì cái thai trong bụng quá lớn, không thể bỏ được. Hai người này cùng quen nhau trên một chuyến xe ra Hà Nội ôn thi đại học và ra đến Hà Nội là dính luôn “tiếng sét ái tình”. Không hiểu chàng trai thuyết phục kiểu gì mà chỉ một tháng sau, cô gái đồng ý dọn đến ở chung. Mới đầu đến ở với nhau, cả hai tỏ ra khá hòa thuận, học hành chăm chỉ lắm.

Ấy vậy mà chỉ được một thời gian sau, số buổi lên lò luyện cứ giảm dần để nhường thời gian cho tình yêu. Kết quả là cô gái bị “dính” bầu và hôm bố mẹ hai bên lên dàn xếp chuyện của hai đứa đã không khỏi choáng váng. Mẹ của cô gái đã không ít lần khóc lên khóc xuống vì trong trí tưởng tượng của bà, bà vẫn nghĩ rằng đứa con gái ngoan của mình không thể nào làm được những chuyện như thế.

Tiếp cận với L. quê ở Mỹ Hào, Hưng Yên, đang ôn thi vào Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1 trong 2 cặp sĩ tử còn lại cùng dãy trọ với Liên) chúng tôi được biết, Linh và “vợ” là T. quê ở Thái Nguyên đang ôn thi vào trường Đại học sư phạm Hà Nội tình cờ quen nhau trong một lò luyện ở Cầu Giấy (Hà Nội). Cả hai mới ra đây ôn thi từ ngoài Tết. Học cùng một lò luyện thi lại ở cùng một dãy trọ, sớm tối lúc nào cũng nhìn thấy mặt nhau nên L. và T. phát sinh tình cảm với nhau lúc nào không biết. Dù biết thời gian để ôn luyện không có nhiều nhưng lỡ có tình cảm với nhau nên cả hai đã quyết định dọn về sống chung với nhau để còn “giúp nhau học tập”.

L. tâm sự: “Biết là yêu thì sẽ ảnh hưởng đến việc học, nhưng lỡ có tình cảm với nhau rồi nên chúng em không thể xa nhau được. Với lại anh tính, bây giờ lên Hà Nội, sống xa gia đình nên có rất nhiều chuyện phức tạp. Vậy tại sao không nương tựa vào nhau mà sống? Mình còn trẻ nên suy nghĩ cũng phải thông thoáng hơn người lớn”.

Tuy nhiên, chính L. cũng phải thừa nhận từ khi về sống với nhau, thời gian vui vẻ cứ giảm dần để nhường chỗ cho những cơn cãi vã, to tiếng. “Cả hai bọn em vẫn còn ít tuổi, chưa vượt thoát khỏi cái “lốt” trẻ con nên đôi lúc chẳng ai chịu nhường ai. Em toàn phải dành nhiều thời gian để làm lành sau những cuộc cãi vã chính vì thế mà tâm trí dành cho việc học cũng bị phân tán đi. Đang lo không biết từ giờ cho đến khi kỳ thi đại học diễn ra có học hết chương trình để kịp thi không nữa. Năm nay mà rớt nữa thì chỉ có nước về nhà làm phụ hồ thôi...”, L. than thở.

...Đến học sinh mới thi xong tốt nghiệp

Chuyện các sĩ tử “lớp 13” có thời gian để tìm hiểu, yêu đương rồi sống thử với nhau còn có cớ để tin nhưng choáng váng hơn khi có những teen vừa mới thi xong tốt nghiệp, mới chân ướt chân ráo lên thành phố cũng đã tập tành sống thử.

Với sức học vào loại khá nên thi xong tốt nghiệp là M. tự tin gói ghém quần áo rời Quảng Bình ra ngay Hà Nội để tìm lò luyện thi đại học. Được bà cô giao cho hẳn một căn hộ chung cư gần lò luyện để đi lại cho tiện nên M. không phải bận tâm gì đến chuyện ăn ở. Tuần đầu mới ra, M. chỉ biết học và học.

Bước sang tuần thứ hai, anh chàng bắt đầu để ý đến cô bạn gái người Tuyên Quang có nước da trắng ngần, thường ngồi ngay trước mặt. Có nhiều hôm M. ngồi học mà mắt cứ để vào “người ấy” như kẻ mất hồn. Thế rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Không dám rủ người yêu về sống cùng vì sợ bà cô phát hiện nhưng thi thoảng cứ 23h đêm trở lên là M. lại alô bảo người yêu đến “ôn bài qua đêm”!



Lơ là nhiệm vụ ôn thi khi lên thành phố, nhiều sĩ tử đã đánh mất những cơ hội bước chân vào giảng đường đại học, thậm chí phải trở thành những ông bố, bà mẹ bất đắc dĩ ở độ tuổi chưa đáng có.
Qua những lần chat chit trên mạng, nữ sinh T. (Thái Bình) tình cờ biết Q. (Bắc Ninh). Tình yêu giữa họ nảy nở khi họ nhận ra cả hai đều có chung chí hướng trở thành bác sĩ, đều thi khối B. Tuy nhiên, Q. là sĩ tử “lớp 13” đã có “thâm niên” trượt đại học 1 năm nên được bố mẹ tạo điều kiện cho ra Hà Nội ôn thi từ hồi cuối năm 2008. Hai bên giao hẹn với nhau khi nào thi xong tốt nghiệp THPT là T. phải xin gia đình cho ra Hà Nội học ôn cho bằng được để có điều kiện “giúp đỡ” nhau.

Để trấn an phụ huynh, T. phải “cầu cứu” chị gái đứa bạn thân đang học đại học ở Hà Nội gọi điện về “bảo lãnh” thì gia đình mới chịu cho lên. Vừa bước chân lên đến bến xe Mỹ Đình, T. đi thẳng về phòng trọ của Q. và sống với nhau như một cặp “vợ chồng sĩ tử” thực thụ. Khỏi phải nói, đôi sĩ tử này đã quấn lấy nhau như một đôi sam sau những tháng ngày xa cách.

Chị gái đứa bạn thân biết đến can ngăn thì T. hờn dỗi: “Chị nhìn thấy em đang hạnh phúc mà không mừng lại còn dùng lời lẽ để chia cách. Em và anh ấy yêu nhau đã lâu, không có cơ hội bên nhau nhiều nên phải tranh thủ từng giây, từng phút. Mong chị thông cảm và thấu hiểu cho em”. Bà chị bạn nghe T. nói thế cũng đành bó tay ra về.

Sống thật với nỗi hoang mang

Khi hỏi một số sĩ tử, bạn không sợ sẽ ảnh hưởng đến việc ôn luyện của mình hay sao mà lại lao vào yêu đương, sống thử? Nhiều người hồn nhiên trả lời, sống thử có gì là xấu đâu. Họ lý giải rằng, việc rời gia đình lên thành phố ôn luyện khiến họ rất thiếu thốn tình cảm nên sống thử hòng “bù đắp” cho nhau cũng là một chuyện dễ hiểu. Một số khác lại cho rằng, trong môi trường học tập cần phải có người để trao đổi bài vở thường xuyên thì việc sống thử vừa giúp họ thuận lợi trong học tập lại thỏa mãn được vấn đề tình cảm...

Tuy nhiên, khi đề cập đến cảm nhận của mỗi người sau một thời gian sống thử với nhau thì đại đa số đều thay đổi hẳn thái độ. Một số im lặng, cúi đầu một cách khó hiểu. Một số thật thà bộc bạch: “Khi về sống thử với nhau, bọn em chỉ nghĩ đơn giản là biết có được làm sinh viên hay lại trượt, lại phải về quê lấy chồng sinh con nên tranh thủ sống với nhau.

Nhưng sống thử rồi mới biết cuộc sống không lãng mạn như mình nghĩ. Tự do bị hạn chế. Việc học chẳng đâu vào đâu. Lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ mất người yêu và sợ người nhà lên phát hiện. Hoang mang hơn cả là học không vào, càng học càng thấy lỗ hổng kiến thức càng nhiều...”. Đấy không chỉ là tâm trạng riêng của một người mà là tâm trạng chung của rất nhiều sĩ tử đang sống thử. Họ rất hoang mang nhưng không dám nói ra vì sợ xấu hổ.

Theo Dân Trí

Những sai lầm khi dạy con

Mỗi bậc phụ huynh có kinh nghiệm và cách dạy con riêng. Nhưng vài điểm sau bạn cần tránh trong giáo dục con trẻ.

Con mình luôn đúng

Cuối tuần, Tâm cho hai đứa nhỏ về nhà ông bà ngoại. Đang dở câu chuyện, Tâm nghe tiếng con khóc.

Chạy ra ngoài sân, thấy thằng lớn đang chành chọe với trẻ hàng xóm, Tâm vội đẩy đứa trẻ hàng xóm ra, ôm lấy con dỗ dành:

“Khổ thân con, thôi nín đi để mẹ mắng anh ấy. Lớn rồi mà còn bắt nạt em”. Quát đứa trẻ hàng xóm xong Tâm mới tẽn tò khi biết con mình tranh đồ chơi của mấy anh lớn.

Bất kể con đúng hay sai, Tâm luôn bênh vực. Hễ ai “kể tội” con mình, Tâm lại ra sức biện minh. Chính vì thế mà con của Tâm luôn tỏ ra hách dịch, ích kỉ và thường bị bạn bè hàng xóm “hít le”.

Nói xấu con

Đứa con trai đã lớn, nhưng trong mắt Nga nó vẫn như trẻ lên ba. Sinh nhật con, bạn bè đến nhà liên hoan, thằng bé xấu hổ đỏ mặt khi Nga hồn nhiên khoe với bạn con:

“Thằng Thảo nhà bác nó không như các cháu. Lớn rồi mà hễ ai to tiếng một cái là chảy nước mắt, y như con gái ấy!”.

Nhóm bạn được phen chọc quê Thảo, còn Thảo từ đó rất ngại rủ bạn về nhà chơi. Cậu cũng không muốn chia sẻ với bố mẹ về những tâm tư tình cảm của mình nữa vì e có ngày mẹ lại “vui miệng” như thế.

So sánh con với trẻ khác

“Sao mày học dốt thế con, cứ nhìn bọn trẻ hàng xóm mà học tập. Con với chả cái, lúc nào đi họp tao cũng xấu hổ vì mày” - Hưng vừa cầm quyển sổ liên lạc vừa chửi con.

Cách dạy con của Hưng là luôn lấy con nhà khác ra so sánh rồi bắt con mình học theo. Hưng quan niệm rằng: “Con người ta làm được, thì con mình cũng phải làm được”.

Dù con không có chút năng khiếu nghệ thuật, Hưng vẫn ép nó đi học vẽ chỉ vì đứa bé hàng xóm đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh thành phố.

Dùng lại đồ của anh chị

Đầu năm học, khi đứa bạn khoe được bố mẹ mua cho xe đạp mới, Đức Anh (học sinh lớp 4) lại buồn rầu: “Em phải đi xe cũ của anh. Từ nhỏ cái gì bố mẹ cũng bắt em dùng đồ anh thải ra. Mẹ bảo em còn nhỏ, dùng tạm của anh, khi nào lớn mẹ sẽ sắm cho cái mới”.

Chị Oanh, mẹ Đức Anh cho rằng: “Bọn trẻ đang tuổi lớn, mới mua cho nó bộ quần áo tháng trước, tháng sau kêu cộc. Tôi cũng chóng mặt chuyện ăn mặc. Đành phải để thằng bé mặc lại đồ của thằng lớn để tiết kiệm. Mấy đứa con bây giờ khác bố mẹ ngày xưa, quần áo còn mới nhưng mặc lại thì cấm có chịu”. Đức Anh luôn phải chấp nhận dùng lại đồ của anh chị lớn mà không dám nói gì.

Không công bằng

Nhà có hai chị em nhưng Bảo luôn nghĩ “bố mẹ thương chị hơn mình”. Chị gái của Bảo ngoan ngoãn và học giỏi hơn. Hôm trước, chị đi chơi về muộn chỉ bị nhắc nhở. Còn hôm nay, Bảo đi về muộn đã bị bố đánh đòn.

Hai chị em mải chơi, vô tình làm vỡ cốc thủy tinh trên bàn. Chưa lên đến nơi, mẹ đã quát inh ỏi: “Lại thằng Bảo nghịch ngợm rồi. Con cái gì mà hư quá”. Bảo khóc lóc với bà ngoại: “Hễ có chuyện gì xảy ra trong nhà, thì cháu luôn bị bố mẹ mắng đầu tiên”.

Hiểu và dạy trẻ luôn là điều khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu. Dạy con thế nào cho tốt, phụ huynh cần có kĩ năng và kiến thức. Đừng vì bản năng hay lý thuyết “ngày xưa…” mà áp đặt. Mỗi đứa trẻ ở một thời đại cần có cách dạy khác nhau. Hãy để trẻ tự học hỏi để phát triển toàn diện.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

“Sốc” vì thấy bao cao su của con gái lớp 8

Tâm sự của một bà mẹ trẻ khi phát hiện bao cao sutrong cặp sách của đứa con gái đang học cấp 2 những ngày gần đây đã thu hút được sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng Trung Quốc.

Nỗi lo của cha mẹ về những kiến thức giới tính của con trẻ trong xã hội hiện nay ngày càng trở nên phức tạp, khi chính bản thân họ cũng cảm thấy mông lung vì không biết đâu là giới hạn an toàn với độ tuổi và nhận thức của con cái.

Dưới đây là bức thư của bà mẹ trẻ cùng những bức ảnh về “bí mật trong chiếc cặp sách” của cô con gái:

“Con gái tôi năm nay học lớp 8. Hiện cháu đang nghỉ hè, thấy chiếc balô của con dính đầy bụi bẩn quẳng trên sân thượng chắc hẳn bà mẹ nào cũng sẽ thu dọn nó. Và tôi thật không ngờ khi phát hiện ra 1 thứ mà đáng nhẽ ra trong cặp sách của một học sinh cấp 2 không nên có, đó là… bao cao su. Xin mọi người hãy giúp tôi và cho tôi lời khuyên làm thế nào để nói chuyện với cháu”.

Bao cao su trong túi đựng bút của con gái khiến tôi kinh ngạc

Hình ảnh này khiến tôi choáng váng và chỉ muốn lập tức tìm con gái hỏi cho ra nhẽ nhưng cuối cùng tôi đã kìm chế vì sợ ảnh hưởng không tốt đến cháu”.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhiều học sinh trung học cho hay, hiện tượng trên không phải là phổ biến nhưng cũng “chẳng có gì đáng để người lớn ngạc nhiên đến thế”. Nhiều nam sinh còn khá mạnh bạo: “Đến cấp 3 mà vẫn còn là “trinh nam” chắc chỉ có mấy bạn mọt sách”. Đã đến lúc các bậc cha mẹ cần nhìn nhận vấn đề giáo dục giới tính cho con cái một cách nghiêm túc và cấp thiết hơn chăng?


Zing/Sina.com

Nữ sinh hành xử giang hồ

Co ro người trong cảm giác sợ hãi và liên tục nhận những cái tát, giật tóc từ đám bạn, cô nữ sinh không dám phản kháng một lời vì còn có tới ba "đối thủ" khác đứng chống nạnh ở vòng ngoài. Màn ẩu đả của nhóm nữ sinh làm nhiều người đi đường tròn mắt.

Cảnh hỗn loạn diễn ra trên một góc đường gần cổng trường THPT ở quận 6, TP HCM vào buổi trưa, sau giờ tan học. Những người đi đường liếc nhìn nhóm học trò túm tụm chửi bới, vật lộn nhau rồi lắc đầu đi tiếp trong cái nắng gay gắt.

Không ít học sinh cùng lứa tuổi đứng xung quanh nhìn cô bạn bị đánh tơi tả, nhưng chẳng có ai dámvào can ngăn vì đây là "nhóm học sinh cá biệt, nổi tiếng có máu mặt trong trường, ai cũng sợ".

"Tao không ngờ mày xử sự như thế", "cho mày biết thế nào là chơi trội"... một người trong nhóm nữ sinh vừa nói vừa xông thẳng vào người cô bạn túm tóc giật giúi giụi xuống lề đường. Những thành viên còn lại trong nhóm từ phía sau cũng bắt đầu nhào vào "giao chiến". Không chỉ ẩu đả bằng chân, tay nhóm nữ sinh này còn liên tục tung ra những câu chửi thề thô tục. Khi nạn nhân đã ngã lăn ra, quần áo bê bết đất thì nhóm này mới chịu dừng lại, leo lên xe phóng thẳng.






Theo một học sinh, đó là nhóm thuộc diện "đàn anh đàn chị" trong trường, thường xuyên gây sự với những học sinh khác. Cô nữ sinh vừa bị một trận đòn do có xích mích và từng bị dọa đánh trước đó.

"Học sinh trong trường ai cũng biết nhóm này, nếu có món đồ gì hay cũng không thể mang đến trường vì bị cho là chơi trội. Nhiều bạn bị bắt nạt nhưng không dám thưa thầy cô vì sẽ bị xử lý ngày sau đó", một học sinh lớp dưới bày tỏ.

Nhiều nữ sinh ngày nay giải quyết mâu thuẫn bằng những hành vi đầy chất giang hồ như lột áo, rạch mặt... "Những bạn này thích mình trở thành người có tiếng, giống như muốn người khác phải có cảm giác sợ để mình trở thành người có cấp độ trong giới bạn bè", một bạn lý giải.

Cách đây không lâu, học sinh một trường THCS ở Hóc Môn, rùng mình về cách hành xử của một nữ sinh lớp 9. Vì mâu thuẫn nhỏ mà nữ teen này đã dùng dao lam rạch mặt bạn trên đường đi học khiến cô bạn cùng trường phải khâu 22 mũi chi chít trên mặt và đầu. Trước đó, nữ sinh này đã có màn "mở đầu" đe dọa trước nhưng bị thầy giáo phát hiện nên đã ra tay vào một lần khác, sau giờ tan học.

Để tránh sự kỷ luật của thầy cô, ban giám hiệu nhà trường, nhiều học sinh thường gây sự với bạn bè ở ngoài đường hay khu vực vắng. Nhưng cũng có những em còn ngang nhiên hành xử với bạn học ngay cả trong nhà vệ sinh, và trong lớp.

Như việc hai nữ sinh lớp 7 trường THCS Tân Tiến, huyện Củ Chi, đánh nhau trong lớp vào giờ ra chơi hôm 23/4 vừa qua làm một em bị ngất xỉu tại chỗ. Khi nhà trường phát hiện, phải đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong khiến sau đó buộc công an phải vào cuộc điều tra.

Cảnh hành xử kiểu giang hồ, đánh nhau giữa phố của các nữ sinh còn được nhiều bạn trẻ quay thành những clip đưa lên mạng để chứng tỏ đẳng cấp của mình. Trên các diễn đàn forum, blog, hàng loạt hình ảnh nữ sinh ở các trường phổ thông đánh nhau lột cả áo trên đường.

Trong một blog, cuộc "giải quyết xích mích" của hai nữ thành viên của lớp diễn ra trước sự chứng kiến của các bạn xung quanh, nhiều em còn quay phim, chụp ảnh như một trò vui. Sau đó, một nữ teen còn cầm nắm cúc áo bỏ trong lòng bàn tay giơ lên cao như khoe chiến tích. "Vậy là xong rồi nhé, không còn thắc mắc gì nữa, mọi vấn đề đã được giải quyết", nữ sinh bị đánh thoải mái vừa nói vừa lôi chiếc áo thun trong cặp ra thay cho chiếc áo trắng đồng phục đã bị đứt không còn một cái cúc nào.

Không chỉ có cách hành xử kiểu xã hội đen với những bạn cùng trang lứa, nhiều nữ sinh còn xử sự thiếu văn hóa với cả những người đáng tuổi cha chú ở những nơi công cộng.

Một ngày giữa tháng 5, trong dòng người đang cố len ra khỏi đoạn đường bị kẹt cứng, người phụ nữ loay hoay với xe hàng nặng vô tình đụng phải hai nữ sinh. Ngay lập tức, hai cô gái đang chở nhau còn mặc nguyên bộ đồng phục, chống nạnh đẩy người phụ nữ loạng choạng với chiếc xe đầy ắp hàng. "Bà đi kiểu gì thế", một cô bé có khuôn mặt khá dễ thương quay sừng sộ rồi đạp thêm một cái vào chiếc xe đổ. Hàng trăm con mắt đổ về nhìn cô gái trẻ đầy sững sờ, trong khi cô gái thì khúc khích cười nói rồi quay đi. Trong chốt lát, họ lên xe phóng thẳng.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Mẹ sành điệu, con vào đời sớm

Dãy "quý tộc" khu Hoàng Cầu không ai không biết đến mẹ con chị L. Dù chỉ làm thủ thư nhưng nhờ có chồng giàu nên mức độ chi tiêu vào nhan sắc của chị chẳng thua kém mấy em "chân dài" là mấy.

4 giờ chiều, khi những bà mẹ khác từ công sở về tất bật lo bữa cơm cho gia đình thì chị nhởn nhơ đi Spa, mọi việc nhà đã có oshin lo hết.


Tối tối, nếu chồng đi công tác dài ngày, chị đến vũ trường giải khuây. Để tránh điều tiếng, chị không quên rủ cô con gái 16 tuổi đi cùng.

Chẳng biết có phải đi cùng mẹ sành điệu sợ mình “nhà quê” hay không mà D., con gái chị, cũng tập tành ăn mặc trang điểm cho giống mẹ. Áo dây, quần ngắn cũn cỡn, mắt môi không khi nào quên tô vẽ. Mẫu điện thoại, nước hoa nào mới ra, mẹ sắm một chiếc thì y như rằng D. cũng phải có cái thứ hai cho đỡ ghen tị.

Rồi cũng chẳng cần phải đợi mẹ rủ đi vũ trường như xưa, buổi tối sau khi ăn cơm ở nhà, D. phóng luôn Piagio của mẹ đi hát hò, sinh nhật.

Thay vì định hướng cho con gái, chị L. lại không giấu nổi tự hào khi có ai đó đùa “trông hai mẹ con hệt hai chị em”, vì mẹ ngày càng trẻ ra còn con gái mỗi lúc một già dặn. Thấy hàng xóm xì xào chuyện con gái có người yêu đưa đi đón về, chị chỉ cười, còn nói vui “con bé ít tuổi thế mà đã sớm đắt chồng”.

Chỉ đến khi “được” công an mời lên phường vì D. bị bắt trong một ổ lắc, chị mới ân hận đã vô tình đẩy con vào đường ăn chơi quá sớm.

Đỡ đạn cho bố

K. - quý tử độc đinh của nhà anh M., chị H. lại khác. Sau hai “thị mẹt”, cố mãi được K., cả gia đình mừng như bắt được vàng.

Biết lợi thế của mình, ngay từ nhỏ K. đã tỏ rõ sự khác biệt với các bà chị. Cậu chỉ thích đồ chơi bạo lực với xe tăng, dao súng… Cái gì không như ý là cậu khóc, giận dỗi bỏ cơm, và y như rằng, hôm sau đồ chơi đắt tiền hay truyện tranh ghê rợn mấy cũng có trong phòng cậu.

Lớn hơn chút nữa, thấy bạn bè của bố đến nhà uống rượu, hút thuốc, K. cũng muốn được thử. Thay vì khuyên can con, bố K. khích lệ: “Cái thằng, sớm có bản lĩnh, “đỡ đạn” được cho bố”.

Được ủng hộ, K. càng hăng máu. 14 tuổi mà rượu tây, tàu, cho đến cuốc lủi cậu đều kinh qua, đọc vanh vách cả tên nhãn, giá cả, nguồn gốc…

Từ đỡ đạn cho bố, K. cũng muốn làm anh hùng đỡ tiền cho bạn bè. Bố tiếp khách ở nhà hàng, khách sạn nào thì rồi cậu cũng lôi bạn bè đến đánh chén ở đó để chứng tỏ đẳng cấp “con ông cốp”.


“Con ông cốp” đến cái tuổi tò mò nghe nhiều chuyện của bố và chiến hữu còn biết kiếm cả phim X về xem, xem rồi “thử” luôn cho biết tường biết tận.

Bố mẹ quý tử vẫn đinh ninh cậu là đứa con út bé bỏng ngày nào, đâu biết đằng sau vẻ bề ngoài trẻ con ấy là một tâm hồn lớn không đợi tuổi khi rượu chè, phim ảnh, gái gú K. đều đã trải qua.

Có tiền, có của, chăm sóc vật chất đầy đủ cho con rất nên làm, nhưng hơn hết bạn phải quan tâm đến đời sống tinh thần của con. Đó mới chính là điều các bậc phụ huynh cần lưu ý, để một ngày nào đó không phải giật mình thảng thốt trước những thay đổi nhanh chóng của “đứa trẻ” nhà mình.

Lối sống buông thả của teen

Nếu như Diamond là nơi tụ tập của thế giới teen vào cuối tuần chỉ vì quần áo, kiểu tóc và giày dép một cách lập dị thì Parkson là nơi nặng đô hơn và có phần “mát mẻ” hơn”. “Phải chăng 9X ngày nay thích thể hiện đẳng cấp của mình bằng cách khoe” và đặt câu hỏi “các bậc phụ huynh nghĩ gì về con mình?”.

Từ “sàn diễn” đến dạt đường 

Nếu như Diamond là nơi tụ tập của thế giới teen vào cuối tuần chỉ vì quần áo, kiểu tóc và giày dép một cách lập dị thì Parkson là nơi nặng đô hơn và có phần “mát mẻ” hơn”. “Phải chăng 9X ngày nay thích thể hiện đẳng cấp của mình bằng cách khoe” và đặt câu hỏi “các bậc phụ huynh nghĩ gì về con mình?”.
Nhóm có bốn cô cậu cùng dân 9x đã chờ sẵn tôi cạnh lối vào của khu chơi game Diamond vào một ngày cuối tuần, theo lời “mời gọi” của cô bé Thanh Trúc “cuối tuần lên Diamond, Parkson anh tha hồ ngắm. Teen ở đây vừa xinh lại ăn mặc thời trang không kém các chương trình trên kênh truyền hình Fashion”. Khuôn mặt đầy son phấn, Trúc giới thiệu tôi với đám bạn đứng cạnh với quần áo hội đủ “bảy sắc cầu vồng”.

Hai cô gái được trau chuốt một cách tỉ mỉ từ khuôn mặt đến trang phục sao cho hợp thời nhất, còn hai chàng trai lại “nữ hóa kịch trần”. Những nam sinh ăn mặc theo xu hướng này trở nên “điệu đà, duyên dáng và xinh gái hơn”. Càng quái càng được chú ý nên nhiều em mặc sức “sáng tạo”.
Đeo bông tai trở thành chuyện bình thường của nam, nhưng “sáng tạo” đến độ dùng bốn cây bút chì để xỏ vào hai tai đã trở nên quá sức tưởng tượng. Một nhóm nữ sinh khác ngồi nói chuyện rôm rả trên ghế cạnh quầy nước lại diện những chiếc quần đến độ không thể ngắn hơn, khoe cả nội y của một thương hiệu nổi tiếng. “Tụi nó khoe hàng đó anh” - Trúc bỏ nhỏ.

Ngồi sau xe tôi, cô bé tên Thanh đang học lớp 12 Trường THPT A (Hà Nội) ngoài chiếc áo ấm mua giá hơn 1 triệu đồng còn khoác thêm chiếc khăn mới được bạn trai tặng. Với sự “bảo lãnh” của Thanh, tôi được nhập hội rồi chạy lòng vòng quanh hồ Gươm trong cái lạnh căm căm của mùa đông Hà Nội. Chiếc xe còn lại trong hội là của đôi tình nhân đang tình tứ ngay giữa phố. Hội này có một sở thích lạ kỳ là tối đến lại tụ họp và xách xe chạy hết đường này đến phố kia để hóng mát. 

Tuy thời gian thi học kỳ 1 đã cận kề nhưng tối nào nhóm cũng gặp nhau với lý do học nhóm để bố mẹ cho ra khỏi nhà. “Trước khi đi tụi em cũng phải giả vờ mang theo nhiều sách vở để bố mẹ khỏi nghi ngờ”, Thanh vừa nói vừa mở cốp xe chứa một đống sách vở. Muốn tôi thấy được cách ăn mặc của giới teen Hà thành, Thanh quyết định tách nhóm để dẫn tôi đến tòa nhà Vincom. 

Đây là trung tâm thương mại lớn và cũng là điểm tụ tập của giới trẻ thủ đô, đặc biệt là dân 9X. Đường đi vào khu chơi game chật cứng vì là ngày cuối tuần. Không ăn mặc hở hang như một số teen ở TP.HCM vì lạnh, nên ở đây lên ngôi với vẻ đẹp “kín cổng cao tường” để đón cái rét đang về. Teen đến đây hầu hết học cấp II, III. Ngày thi gần kề nhưng lượng người vẫn đông nườm nượp. “Học về là em trốn lên đây chơi vì ở nhà cứ gặp mặt là ba mẹ bắt học và học, không cho giải trí khiến em phát chán”, cậu bé có nick kin (theo tên gọi bạn bè đặt) cho tôi biết.

Tiếc nuối muộn màng

Đồng ý gặp tôi trong một quán cà phê trên đường Ba Tháng Hai (TP.HCM), cô nữ sinh Quỳnh Anh (Trường THPT KN) ngậm ngùi kể về sự việc đáng tiếc xảy ra với mình bởi những ngày tháng sống buông thả sau giờ tan trường. Xinh đẹp và có dáng như người mẫu, Quỳnh Anh trở thành tâm điểm chú ý của những chàng trai trong trường và luôn được săn đón sau giờ tan học. 

Năm ngoái, khi đang học lớp 11, Quỳnh Anh được một chàng lớn hơn năm tuổi tán tỉnh và nhanh chóng bị “cưa đổ” do những món quà đắt tiền. Lúc đầu em chỉ dám gặp người yêu mỗi tuần một lần vì gia đình quản lý chặt, nhưng sau đó không cưỡng lại lời đường mật của người yêu nên chiều tan trường cũng là lúc bắt đầu những chuyến đi chơi đến khuya.

Trong khi bạn bè chuẩn bị thi thì em phải vào bệnh viện để “giải quyết” cái thai vì người yêu dứt khoát “em phải phá thai, không thì cứ giữ và tự nuôi lấy” và may mắn vượt qua kỳ thi đó với số điểm suýt rớt. “Không chỉ riêng em, đám con gái thường rất nghe lời người yêu và chỉ cần rủ là đi. Lúc đó em cũng vì choáng với những món quà đắt tiền mà anh ấy tặng nên không giữ được mình. Sau giờ học là em tìm cách trốn thoát khỏi sự quản lý của gia đình nhưng không lường trước hậu quả” - Quỳnh Anh tâm sự. 

Không riêng Quỳnh Anh, trong thời gian lang thang trước các cổng trường để thực hiện bài viết này, tôi đã không ít lần đi theo những đội nhóm học sinh khi tan trường. Và thật bất ngờ điểm đến được chọn là những quán cà phê đèn mờ, nhà nghỉ thay vì những điểm học thêm như lời hứa hẹn với ba mẹ. 

Ngày thi sắp đến, những “lò luyện” tư nhân sáng đèn đủ bảy ngày với lố nhố gương mặt học trò cặm cụi ghi chép. Nhưng nhiều vũ trường, quán bar tuổi teen cũng lên đèn để đón những cậu ấm cô chiêu, những chiếc áo trắng trốn học lên sàn nhảy viện cớ xả hơi trước ngày thi.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Bí quyết tìm gia sư cho con

Bạn luôn mong con nhà mình giỏi giang nhưng cháu dường như rất vất vả với chuyện học ở trường. Bạn nghĩ có lẽ nên tìm cho con một người gia sư tốt, những lời khuyên sau của chuyên gia sẽ hữu ích với bạn.

1. Xác định rõ nhu cầu

Vì sao bạn nghĩ rằng con mình cần học gia sư? Cháu có khó khăn trong việc học môn nào? Cháu vô cùng vất vả khi làm bài tập về nhà? Một kỳ thi cực kỳ quan trọng đang tới gần? Mối quan hệ giữa bạn và con có tốt không? Con bạn không có vấn đề gì về phát triển trí tuệ chứ?

Hãy rà soát lại và suy nghĩ thật kỹ xem liệu con có cần một sự giúp đỡ đặc biệt nào mà thầy cô ở trường không thể đáp ứng. Theo bạn, con mình không theo kịp bạn bè trong lớp có phải vì cháu ốm, hay vì mới chuyển trường?... Hãy nhìn nhận rõ mục tiêu để tìm cho con người gia sư phù hợp nhất.

2. Trao đổi với giáo viên của con

Mục đích cuối cùng của bạn là giúp con học hành tiến bộ, bởi thế hãy liên lạc với thầy cô của con trên lớp để hỏi thăm những thông tin cần thiết như: Theo thầy/cô, cháu có cần học gia sư không? Cháu đặc biệt yếu kém và cần được kèm cặp riêng môn nào? Có cần tìm một gia sư có kinh nghiệm giảng dạy không?

Nếu được, hãy nhờ thầy cô giới thiệu gia sư giúp, hỏi họ về lịch thi, kiểm tra để gia sư của con bạn có kế hoạch cụ thể cho việc ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức.

3. Phẩm chất gia sư

Nhìn chung, người gia sư tốt nhất là người phù hợp với cách học của con bạn. Có thể xem xét đến 3 yếu tố sau:

- Lịch học: Lịch học nào tốt nhất cho con? Tuần 1 hay 2 buổi? Mỗi buổi kéo dài bao lâu? Con bạn sẽ học “một thầy một trò” hay học nhóm? Con sẽ làm bài tập về nhà lúc nào, trong bao lâu mà không bị quá tải?

- Tính cách: Con bạn sẽ dễ tiếp thu, chịu khó lĩnh hội trước một người như thế nào? Gia sư cần là người có thể hợp với con của bạn.

- Phong cách học: Con bạn dễ tiếp thu bài vở qua cách học nào: Nghe giảng “chay”? Học với hình ảnh minh họa? Học thông qua các hoạt động vui chơi? (Nếu bạn không nắm rõ, hãy hỏi thầy/cô giáo của con).

Nếu việc học với con quả thực rất vất vả thì cách dạy truyền thống sẽ không mấy tác dụng. Khi ấy, bạn cần một gia sư sáng tạo hơn, người biết cách giúp con lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.

4. Lên kế hoạch học tập

Khi đã tìm được gia sư cho con, hãy ngồi lại cùng bàn kế hoạch giúp con tiến bộ. Ví dụ, có thể hỏi người gia sư xem anh/cô ấy dự định tiến hành những bước cụ thể nào trong kế hoạch giúp con của bạn? Mức độ tiến bộ của con sẽ được đánh giá bằng cách nào? Các buổi học sẽ đề cập đến kiến thức, các bài tập, bài kiểm tra trên lớp chứ?

Hãy rõ ràng ngay từ đầu về vấn đề học phí cũng như nguyện vọng của gia sư khi hợp tác cùng gia đình bạn. Sau cùng, ít nhất tuần 1 lần, hãy để ý xem việc học của con và gia sư đang tiến triển đến đâu.

5. Ưu tiên

Con bạn cần hiểu rằng học gia sư cũng rất quan trọng, bởi thế cần có sự ưu tiên. Hãy xếp lịch học cho con vào khoảng thời gian con có thể tập trung tốt nhất.

6. Hãy thực tế

Gia sư không phải một ảo thuật gia tài thánh, quá trình học của con bạn cần thời gian mới thấy rõ sự tiến bộ. Bởi thế, hãy tỉnh táo trước những kỳ vọng, đừng quên cổ vũ con: “Mẹ biết con học vất vả, nhưng đây là kết quả của con tuần trước, hãy xem, tuần này con có tiến bộ rồi”…


Theo Ivillage

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Sự tự tin giáo dục con cái

Sự tự tin quyết định thành công trong giáo dục con cái

Những bậc cha mẹ đã hết sức ngạc nhiên khi biết rằng để giáo dục con thành công không phải là do phương pháp kỷ luật mà sự tự tin của họ mới chính là điều tiên quyết. Sẽ không có một phương pháp kỷ luật nào đạt hiệu quả nếu như ở cha mẹ thiếu sự tự tin.

Mẹ của bé Bobby hỏi: "Tôi nên làm gì không chịu ăn những món tôi đã nấu?". Còn bố của Alicia thì lại băn khoăn hỏi: "Tôi nên giải quyết thế nào khi con gái cãi lại tôi?".

Giống như mẹ của Bobby hay bố của Alicia, tất cả những bậc phụ huynh đều tin rằng phương pháp là chìa khoá để rèn con một cách hiệu quả. Họ cho rằng cũng giống như việc chỉ có một loại thuốc chống lại bệnh cảm cúm, còn một loại khác lại được dùng để điều trị bệnh phát ban... Mỗi tình huống khác nhau sẽ có một biện pháp cư xử thích hợp.

"Mẹ nói phải như vậy" - Câu nói mang tính quyết định

Thật không đúng khi rất nhiều người cho rằng câu nói đó quá hà khắc thậm chí có thể làm hỏng mọi thứ. Nhưng những phụ huynh tự tin nói ra mệnh lệnh này không bao giờ ngăn con mình đưa ra ý kiến hay thể hiện sự không đồng ý với quyết định nào đó của bố mẹ. Họ mong muốn có thể nói chuyện với con (chứ không phải là tranh luận) về những nguyên tắc họ đặt ra cũng như những điều mong muốn. Tuy nhiên, khi tất cả đã được nói và thực hiện thì còn một điều rõ ràng nữa là phụ huynh phải là những người đưa ra quyết định cuối cùng và con cái sẽ phải làm theo lời bố mẹ.

Khi bố mẹ không đưa ra được những quy tắc này sẽ gặp phải vấn đề trong phương pháp dạy con. Nguyên nhân vì không có cách giáo dục nào có thể thực hiện được khi bố mẹ thiếu sự tự tin. Trong trường hợp này, một cách cư xử mới tại thời điểm đó khiến đứa trẻ cư xử không đúng mực phải e sợ. Tuy nhiên, sớm muộn gì chúng cũng sẽ nhận ra rằng, biện pháp thì thay đổi nhưng bố mẹ thì vẫn thế. Như vậy, rõ ràng phương pháp này không hề có tác dụng. Khi bạn hành động tự tin bạn sẽ luôn thực hiện những nguyên tắc khác nhau tuỳ từng trường hợp. Bạn có thể không cần nói nhiều, thậm chí chỉ cần một cái nhìn cũng đủ để giải quyết vấn đề.

Những bậc phụ huynh tự tin thể hiện ở những đặc điểm sau: 

Có nguyên tắc rõ ràng


Họ không đánh đồng khi mọi việc xảy ra. Họ không nịnh, vỗ về hay doạ con. Một cách đơn giản, họ thẳng thắn nói với con điều gì có thể, không thể và phải làm.

Biết được điều gì sẽ xảy ra

Họ can thiệp trước khi để mọi việc tiến xa. Ví dụ, mẹ của một cô bé 4 tuổi biết bé rất có thể trút cơn tức giận về việc gì đó tại cửa hàng hai mẹ con đang mua sắm. Cô đã quyết định trước một bước bằng cách đưa con ra khỏi xe và đứng đợi cùng con cho đến khi cơn tức giận qua đi. Làm vậy, mỗi khi cô bé tức giận, nó lại nhìn thấy mẹ không hề mất bình tĩnh bởi vì mẹ có thể kiểm soát tình hình. Cách tốt nhất đối với cô bé trong tình huống trên là kiềm chế sự tức giận.

Lập trường kiên định

Bố mẹ của một cậu bé nói với nó rằng nếu như không chuẩn bị sẵn sàng trước khi đến giờ đi học nó sẽ không được phép ra ngoài chơi hay xem TV sau khi đi học về và phải đi ngủ sớm hơn thường lệ 1 tiếng. Trong tuần đầu tiên, nó chỉ đi hoàn thành mọi việc đúng giờ có một buổi. Bố mẹ bé vẫn tiếp tục kiên trì áp dụng biện pháp đó. Cuối cùng, phải mất đến 2 tuần cậu bé mới ý thức được việc phải làm. Nhưng từ đó trở đi, nó luôn ở tư thế sẵn sàng lên đường khi đến giờ đi học.

Dạy bé cách chế ngự cảm xúc

Khi chán nản, trẻ cũng thường dễ cáu giận vô cớ như người lớn. Để giúp trẻ biết cách chế ngự cảm xúc một cách lành mạnh, dưới đây là khuyến cáo của Quỹ Nemours: 


- Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc và tại sao lại có cảm xúc đó. Hãy trò chuyện với con, thay vì tranh luận. Luôn khuyến khích con bình tĩnh kể lại những điều đã làm bé bực bội.

- Khuyến khích bé đi bộ loanh quanh mỗi khi bé cảm thấy bực bội và dành cho bé 1 không gian hay thời gian nhất định để bé đủ bình tĩnh trở lại.

- Hãy gợi ý cho trẻ một vài cách để giải tỏa nỗi bực tức – ví như viết hay vẽ ra những điều bé đang cảm thấy.

- Hướng trẻ tới một việc làm, sự vật khác để bé nhanh quên nỗi bực bội như rủ bé ra ngoài, nhảy nhót trong phòng ngủ….

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Dạy trẻ tiêu tiền không bao giờ là sớm

Từ tuổi nào mới nên cho con tiếp xúc với tiền bạc? Biết về tiền quá sớm có làm trẻ hư?... Đó là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi trên thực tế nhiều em bé đã bị "lệch chuẩn" do đồng tiền.

Chị Hương (29 tuổi, Mai Động), dứt khoát: "Con tôi sẽ chỉ biết đến tiền bạc khi vào cấp 2. Trẻ con mà dính đến tiền là hỏng ngay, kinh nghiệm xương máu của bà chị đấy".

Cu Khanh, con của chị gái Hương, học lớp 5. Mỗi ngày Khanh được mẹ cho 100 nghìn đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Cậu bé dồn tiền vào chơi game điện tử. Hết tiền, Khanh nói dối là cần mua thêm sách vở, dụng cụ học tập để xin thêm. Có khi cùng một khoản nhưng cậu xin được đến 4 lần sau khi "gặp riêng" ông, bà, bố, mẹ. Có lần, bà nội Khanh còn bắt gặp cháu đích tôn lén rút tiền trong túi bố.

Thấy "tấm gương" đó, chị Hương quyết định giữ sự trong sáng cho con bằng việc cách ly con hoàn toàn với tiền. Cậu bé học lớp 3 không được tự ý mua một thứ gì, tiền mừng tuổi mẹ cũng giữ hộ. Muốn mua gì, dù là cục tẩy hay cây kem, cậu bé đều phải nói với mẹ và mẹ sẽ mua cho.

Không chỉ Hương, nhiều bà mẹ cũng lo lắng về ảnh hưởng xấu của tiền bạc với con cái. Họ rất băn khoăn về việc lúc nào thì nên cho trẻ biết về đồng tiền và sử dụng nó. Theo thạc sĩ Trần Văn Tính, giảng viên tâm lý Đại học Quốc gia Hà Nội, câu trả lời là: Càng sớm càng tốt, ngay khi nhận thấy trẻ có thể hiểu được. Nếu hoàn toàn không biết gì về tiền bạc, trẻ lớn lên sẽ không biết tính toán và trở nên ngô nghê, bị động.

Thạc sĩ Tính kể: Có lần một nam sinh viên có quan hệ khá thân với gia đình ông gọi điện, bảo mẹ đi vắng, đưa 100 nghìn đồng bảo tự mua đồ ăn sáng; và cậu nhờ chỉ giúp là với số tiền đó thì mua cái gì, ở đâu. Hóa ra từ bé đến nay, ngoài việc đóng tiền học và sắm sách vở, cậu chưa phải tự mua bất cứ cái gì cho sinh hoạt cá nhân nên hoàn toàn lúng túng khi phải tự mua qùa sáng.

Việc sử dụng tiền giúp đứa trẻ phát triển trí thông minh, khả năng tính toán, quản lý và tổ chức cuộc sống. Ngoài ra, qua đồng tiền, bố mẹ cũng có cơ hội dạy con biết giá trị của sức lao động và quý trọng lao động. Bạn nên nói cho trẻ hiểu, để có được tiền cho con mua đồ chơi, sách vở..., bố mẹ đã phải làm việc vất vả như thế nào, từ đó trẻ sẽ biết quý đồng tiền và không tiêu pha hoang phí.

Câu chuyện của người bố sau đây là một gợi ý: Con gái xin 10.000 đồng để mua hộp kem. Hai bố con ra đường, nhìn thấy một chị lao công cặm cụi quét rác dưới trời mưa. Bố bảo: "Con biết không, cô ấy làm vất vả như vậy cả buổi tối mà cũng chỉ được 10.000 thôi đấy". "Làm cả buổi tối mà chỉ mua được một hộp kem thôi hả bố?" - con gái tần ngần. Và từ đó bé rất cân nhắc khi xin tiền, và băn khoăn thương bố khi thấy bố làm việc khuya.

Con bạn sẽ không thể hiểu được giá trị của đồng tiền nếu bố mẹ cứ cho ngay mỗi khi được yêu cầu. Thạc sĩ Trần Văn Tính kể: Có lần ông đi picnic cùng một nhóm học sinh. Có vài em vào cửa hàng, nhặt ào ào đủ loại thức ăn rồi thanh toán số tiền lớn mà không cần hỏi giá. Nhưng trong buổi đi chơi, các em cũng chỉ ăn vài miếng rồi sau đó vứt hết cho nhẹ ba lô.

Khi được hỏi, mấy học trò này chỉ nói đơn giản: "Có đáng gì đâu ạ? Cứ mua nhiều cho nó thoải mái, ăn hết bao nhiêu thì ăn". Những cháu bé này không hề có ý niệm gì về giá trị của đồng tiền nên sẽ không biết quý trọng công sức của bố mẹ, vì vậy chưa chắc đã biết ơn khi nhận số tiền lớn so với những trẻ khác chỉ được cho 10.000 đồng nhưng biết tiền ấy do đâu mà có.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ cho tiền ngay khi con xin. Nên yêu cầu trẻ nói rõ sẽ dùng số tiền đó để mua gì, thứ đó cần thiết như thế nào, nếu chính đáng mới đồng ý (nếu không thì phải giải thích cho con hiểu). Chẳng hạn, nếu trẻ bảo muốn mua một con búp bê, bạn hãy hỏi con tại sao muốn có nó trong khi bé đã có những búp bê khác, thứ đồ chơi mới ấy hấp dẫn ở chỗ nào, và có thể yêu cầu bé tỏ ra xứng đáng với món quà (như trong vòng 1 tuần tới luôn tự giác dậy đúng giờ để đến lớp).

Với cách trên, con bạn sẽ rèn luyện được khả năng diễn đạt ý kiến, khả năng thuyết phục, và không nhiễm phải tư tưởng đòi gì được nấy như nhiều "con cưng" hiện nay.

Sau khi cho, bạn nên giám sát để biết trẻ có dùng tiền đúng mục đích nó nói hay không, vì không ít trẻ nêu lý do rất chính đáng nhưng thực tế ngược lại. Trường hợp của Minh (15 tuổi, Kim Giang, Hà Nội) là một ví dụ. Cậu bé xin bố 300.000 đồng để mua quà tặng gia sư - người mà cả gia đình đều quý mến. Bố cậu cho ngay, và sau đó phấn khởi biết rằng thầy giáo được tặng chiếc cà vạt rất đẹp. Một thời gian sau, tình cờ ông biết được rằng vào dịp đó, Minh cũng xin tiền của mẹ, ông nội, bà nội... với một lý do trên. Số tiền dôi ra, cậu cùng mấy người bạn thử mùi karaoke "tươi mát".

Vậy phải chăng thay vì cho tiền, bố mẹ nên đi cùng con đi mua những thứ trẻ yêu cầu? Theo các chuyên gia, điều này không cần thiết, nhất là với trẻ lớn, vì sẽ gây nên tính thụ động, kém tính toán và phản ứng tiêu cực ở trẻ khi thấy mình không được tin tưởng. Nếu thực sự quan tâm, bạn sẽ có những cách tế nhị để biết con mình sử dụng đồng tiền có đúng mục đích hay không.


VnE

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Cô giáo bắt học sinh trình bày kinh nghiệm làm... cave

Thấy bạn cùng lớp kêu bị mất tiền, Nhật Linh nói đùa là “cave mất tiền”. Sau khi nghe học sinh mách về lời nói đó, cô giáo chủ nhiệm đã yêu cầu Nhật Linh phải viết lại quá trình và kinh nghiệm làm... cave của mình cho cả lớp biết.

Sự việc xảy ra ngày 24/2 tại lớp 7C, trường THCS Dân lập Lý Thái Tổ (Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, Hà Nội) khiến em Trần Nhật Linh rất xấu hổ và gia đình đã làm đơn kiến nghị gửi báo điện tử DT và Ban giám hiệu nhà trường.

Ngay sau khi nhận được đơn phản ánh, PV đã có cuộc tiếp xúc 3 bên với hiệu trưởng nhà trường, em Nhật Linh và phụ huynh của em để tìm hiểu sự việc.

Theo phản ánh của em Nhật Linh, cách đây vài hôm, nghe bạn Trà My kêu bị mất tiền, Nhật Linh buột miệng trêu đùa là “cave mất tiền”. Thấy bạn giận mình vì câu nói đó, Nhật Linh đến xin lỗi và 2 em đã làm hoà với nhau. Về nhà, Trà My kể lại với mẹ và mẹ của em đã báo cáo sự việc với cô Mẫn Thị Dung (giáo viên chủ nhiệm lớp 7C).

Hôm sau, trong giờ học tiếng Anh (cô Dung dạy bộ môn tiếng Anh - PV), cô Dung hỏi Nhật Linh về sự việc và em thừa nhận có trêu đùa bạn Trà My nhưng ngay sau đó đã xin lỗi bạn.

Tuy nhiên, sự việc chưa dừng lại ở đó. Trước mặt cả lớp, thay vì nhắc nhở học sinh những điều hay lẽ phải rồi cho học bài thì cô Dung lại tổ chức kiểm điểm Nhật Linh và yêu cầu: “Cả lớp hôm nay không phải học nữa, gập hết sách vở lại để bạn Nhật Linh trình bày, giảng giải cho cả lớp biết cave là gì. Cave làm những công việc gì. Bạn Nhật Linh đã có kinh nghiệm và trải qua như thế nào...” - em Nhật Linh kể lại.

Nhật Linh cho biết cô Dung bắt phải chọn 1 trong 2 cách là, viết ra giấy hoặc lên bảng viết về quá trình, kinh nghiệm làm cave và khẳng định: “Tôi nói cho cô biết, cave thì luôn được tiền chứ không mất tiền” làm cả lớp cười ồ lên. Trước hình thức kỷ luật của cô Dung, Nhật Linh không thể viết được và bật khóc nhiều lần.

Trả lời PV Dân trí về quan điểm của nhà trường đối với sự việc, ông Lê Thiện Thuật (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay: “Trước khi phụ huynh của em Nhật Linh đến trường phản ánh thì tôi không hề biết gì. Tôi sẽ tìm hiểu và làm rõ sự việc này. Đây là môi trường giáo dục, quan điểm của tôi là không bao che và xử lý nghiêm khắc về những hành vi vi phạm nếu có, đặc biệt là đối với giáo viên”.

Trong buổi tiếp xúc chiều qua, PV có đề nghị cho tiếp xúc với cô giáo Dung và các học sinh lớp 7C nhưng thầy hiệu trưởng đã từ chối.

Hiện nay Ban giám hiệu trường THCS dân lập Lý Thái Tổ đang làm rõ sự việc và sẽ có công văn trả lời cụ thể.

Theo Dân Trí

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Trẻ có thể tự tử vì người lớn không quan tâm

Con sẽ chết vì quá chán nản và thất vọng với cuộc sống, 14 tuổi với con là quá đủ...', cầm bức thư của con gái trên tay, chị Lan nhà ở quận 3, TP HCM, không ngờ nguyên nhân khiến cô bé muốn chết chỉ vì chị mượn tiền của con mà không trả.

Trước các chuyên gia tâm lý thuộc, bé Xuân con chị Lan kể, do không có cha nên mọi tình cảm em dành hết cho mẹ. Nhưng từ 2 năm nay, Xuân mất hết thần tượng từ mẹ vì mẹ mượn 2 triệu đồng tiền bỏ ống heo của Xuân mà không thấy trả lại.

"Con đã vài lần nhắc nhưng mẹ cứ ừ hữ cho qua mà không quan tâm. Con không muốn nhìn mặt mẹ, không thèm nói chuyện với mẹ nữa vì mẹ là người lớn nhưng lại không giữ lời. Vì quá chán nản nên con quyết định mua thuốc uống cho xong", Xuân nói.

Theo chị Lan, mẹ của Xuân, trước khi xảy ra sự việc, Xuân hay ngồi thừ người, về nhà là chui vào phòng một mình mà không thèm nói chuyện. Chị thừa nhận trước đó vì quá lu bu công việc bên cũng không có thời gian trò chuyện với con.

Tuấn, học sinh lớp 7 của một trường ở quận 8, vốn luôn dẫn đầu lớp trong kết quả học tập, nhưng đến năm lớp 9, khi về nhà, Tuấn như một cái bóng, im lặng, không nói chuyện với ai. Sự việc kéo dài hơn 3 tháng thì Tuấn quyết định uống thuốc tự tử. May mắn là gia đình đã kịp đưa em đến bệnh viện cấp cứu.

Sau bình phục, Tuấn được chuyển đến gặp các bác sĩ tâm lý, tại đây, Tuấn cho biết, em không muốn giao tiếp và quyết định tự tử vì cha mẹ buộc khi học xong lớp 12 phải ở nhà buôn bán. Trong khi em muốn được học đại học. Em đã thuyết phục vài lần nhưng cha mẹ không quan tâm.

Cuối năm 2007, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, cấp cứu cùng lúc 2 bệnh nhi Thanh, Dung, nhập viện trong trạng thái hôn mê do uống thuốc để kết liễu cuộc đời.

Qua tiếp xúc, mỗi em đều có một tâm sự. Em Thanh mới học lớp 8 nhưng thời gian để giải trí hầu như không có, em phải học ở trường, rồi học thêm nhiều môn, dẫn đến trạng thái quá tải, em bị nhức đầu thường xuyên và cảm giác bị áp lực phải học đạt điểm cao nên quyết định uống thuốc. Còn Dung, ba mẹ ly dị, phải ở với bà nội, em buồn vì không có ba mẹ đưa đón đi học như các bạn cùng trang lứa, thiếu thốn tình thương yêu của ba mẹ nên quyết định uống paracetamol để chết.

Người nhà của các em đều cho rằng, họ không ngờ các em lại hành động như vậy. "Chỉ thấy trước khi tự tử, các em có một thời gian dài không muốn tiếp xúc với mọi người trong gia đình", một phụ huynh cho biết.

Theo bác sĩ chuyên khoa tâm lý của các bệnh viện nhi tại TP HCM, những trường hợp trên, trước khi tự tử, đều bị trầm cảm - một chứng rối loạn tâm thần có biểu hiện rất đa dạng và cũng là nguyên nhân gây cô độc chán nản cho trẻ.

Trầm cảm ở trẻ có thể xuất hiện không vì nguyên nhân trực tiếp mà do những dồn nén từ tuổi ấu thơ bùng phát vô ý thức thành bệnh, cũng có thể xuất phát từ những đau đớn, khó chịu do sự phát triển quá nhanh của cơ thể ở giai đoạn dậy thì.

Hầu hết các ca nhập viện đều đã trở thành mạn tính nên việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn. Tuy nhiên khi đã được chẩn đoán và điều trị sớm, hơn 80% trẻ trầm cảm đã hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.

Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Giảng viên Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em buồn tủi, chán nản và muốn chết là vì phụ huynh mải mê công việc không quan tâm đến trẻ; hoặc không chịu tìm hiểu những gì trẻ đang nghĩ đang thích mà chỉ biết áp đặt khiến trẻ bị gò bó tù túng, chán nản và bất hợp tác.

"Để ngăn trẻ trầm cảm, phụ huynh cần quan tâm đến những biểu hiện tinh tế nhất của trẻ. Càng phát hiện sớm những biểu hiện bất thường càng giúp trẻ thoát khỏi bế tắc. Điều trị trầm cảm bằng cách an ủi, động viên, trò chuyện thường tỏ ra có hiệu quả ", ông Sơn nói.

Theo Tiến sĩ Sơn, nếu trẻ có các triệu chứng sau đây và kéo dài hơn 2 tuần thì phụ huynh nên mang trẻ đến các trung tâm tư vấn tâm lý để được chẩn đoán:

- Buồn, xuống tinh thần vô cớ; thiếu năng lượng, uể oải, không muốn làm bất cứ điều gì, không có hứng thú với nhiều thứ thậm chí cả khi được khen thưởng, cho đi chơi...; cảm thấy chán chường, bất an, dễ nổi cáu; không có khả năng tập trung.

- Tăng hoặc giảm cân một cách bất bình thường, ăn quá nhiều hay quá ít; thay đổi rất rõ trong giấc ngủ như cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi khi thức giấc; có biểu hiện cảm thấy tội lỗi và vô dụng; cơ thể mệt mỏi, cơ bắp đau nhức.

- Chẳng quan tâm đến những gì sẽ xảy ra trong tương lai; thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc muốn tự tử.

VnE
DBS M05479
Quang Cao